menu
Languages

Những cửa hàng tiện lợi ở Trung Quốc và Nhật Bản thì có lợi như thế nào?

Người viết bài báo 王 月寧

所在地: 福岡県福岡市

FOSA 福岡県留学生の副会長です。留学生の代表として、観光協会の特派員をやっています。どうぞよろしくお願いいたします。

READ MORE

Xin chào, tôi là Wang Yuening đến từ Đại Liên, Trung Quốc. Tôi đang là sinh viên năm ba của trường đại học Kyushu. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của mọi người. Với tư cách là đại diện cho Hiệp hội sinh viên quốc tế tại Fukuoka, tôi muốn giới thiệu về các cửa hàng tiện lợi ở Trung Quốc và Nhật Bản.

Người Nhật có thể không biết rằng ở Trung Quốc cũng có FamilyMart và Lawson. Từng có kinh nghiệm làm thêm tại Lawson ở Trung Quốc, tôi muốn giới thiệu về sự khác biệt của các cửa hàng tiện lợi này giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Tất nhiên không phải ở bất kỳ nơi đâu tại Trung Quốc cũng có FamilyMart và Lawson. Ở Đại Liên và Thượng Hải, nơi tập trung nhiều công ty Nhật, cũng là nơi có rất nhiều cửa hàng tiện lợi. Hôm nay tôi muốn giới thiệu về các thông tin của các cửa hàng tiện lợi của Nhật Bản và Đại Liên.

 

 

 

Đầu tiên là vấn đề tiền lương. Khi tôi làm thêm tại Lawson ở Trung Quốc, tiền lương của tôi là 12 nhân dân tệ (khoảng 200 yên). Ở Trung Quốc với số tiền này bạn có thể mua được đồ ăn sáng. Giả sử với 200 yên, bạn có thể mua bánh mì thịt (30 yên), cà phê American (85 yên), gà rán hoặc cơm nắm (85 yên). Tất cả những thứ đó chỉ khoảng 200 yên. Vì giá cả ở Trung Quốc chỉ bằng một phần sáu so với Nhật Bản nên mức lương ở Trung Quốc rất rẻ. Nếu bạn làm việc trong một cửa hàng tiện lợi ở Nhật Bản thì mức lương của bạn là 900 yên và hầu hết các công ty Nhật cũng như Trung Quốc không trả phí đi lại.

Bây giờ hãy so sánh sự khác biệt giữa các quầy thức ăn nhanh tại các cửa hàng tiện lợi ở Trung Quốc và Nhật Bản. Lawson ở Trung Quốc cũng có bán Oden. Nói cách khác, đây là một món ăn được nấu chín kĩ, Order của Trung Quốc là món hải sản cá nướng và được chia thành hai vị soup khác nhau. Một là soup Consome, vị còn lại là soup Mahler. Ngoài hải sản nướng thì còn bán cả tảo bẹ, bún tàu và củ cải. Sau giờ làm việc, tôi thường ăn Oden mỗi ngày như một món ăn nhẹ. Giá của nó cũng rẻ, khoảng một đến hai nhân dân tệ (khoảng 20 yên) cho mỗi xiên. Ngoài ra, các cửa hàng tiện lợi ở Nhật Bản cung cấp đồ gia vị cho khách hàng khi mua Oden còn ở Trung Quốc thì không có.

 

 

Dĩ nhiên, “bánh mì thịt” là sản phẩm không thể thiếu tại các cửa hàng tiện lợi ở Trung Quốc. Bất cứ khi nào tôi đến một cửa hàng tiện lợi ở Nhật Bản thì điều tôi thích nhất chính là các món ăn và các món bánh của Trung Quốc. Tại Lawson ở Trung Quốc, bánh mì thịt có rất nhiều vị khác nhau. Có bánh mì gà cay hoặc là bánh bao. Nhưng mà ở Nhật tôi chỉ thấy mỗi bánh bao nhân thịt heo. Người ta nói rằng ở vùng Kyushu khi ăn sẽ chấm với nước tương và tương ớt. Dĩ nhiên đối với người Trung Quốc sẽ không nghĩ rằng chấm bánh bao với nước tương là điều kì quặc nhưng chỉ khi ăn há cảo và những chiếc bánh bao nhỏ thì mới cho nước tương ra đĩa và chấm.

 

 

Hệ thống cấu tạo của các cửa hàng tiện lợi ở Nhật và Trung Quốc khác nhau hoàn toàn. Ở Nhật thì có quầy bán tạp chí, máy ATM, máy photocopy và in ảnh, và cả máy bán cà phê tự động. Ngược lại, ở Trung Quốc thì hoàn toàn không có những thứ này nhưng bạn có thể ăn uống tại đây.

Khi tôi làm thu ngân tại Lawson ở Trung Quốc năm 2017, có 70% khách hàng thanh toán bằng thẻ tín dụng, Wechat hoặc Alipay. Nếu thanh toán bằng điện thoại thì sẽ nhanh hơn nhưng vì số lượng khách quá đông nên vẫn có trường hợp khách xếp hàng để mua đồ.

Vài năm trước, tôi đã từng thấy siêu thị không người quản lý Tokyo của Trung Quốc, tại đây khách hàng có thể lấy thực phẩm và nước uống từ tủ lạnh và không cần dùng tiền mặt thanh toán.

Bạn có nghĩ rằng Nhật Bản cũng sẽ có những cửa hàng tiện lợi không cần người quản lý trong tương lai không?

Thực ra vẫn có các dịch vụ thư từ tại các cửa hàng tiện lợi ở Nhật Bản, vì vậy vẫn cần con người làm việc. Thanh toán bằng mã vạch trên điện thoại hiện nay chưa phổ biến tại Nhật Bản.

Điều làm tôi ngạc nhiên nhất là các cửa hàng tiện lợi ở Nhật Bản mở cửa quanh năm. Phải chăng vì dịch Corona đã giúp tăng cơ hội việc làm tại các cửa hàng này?

Mỗi cửa hàng tiện lợi ở Trung Quốc và Nhật Bản đều có những ưu điểm riêng của nó. Combini ở Trung Quốc thì được gọi là “cửa hàng tiện lợi”, giữa Nhật Bản và Trung Quốc thì ở đâu tiện lợi hơn nhỉ?

Chủ bút: Wang Yuening

FOSA 福岡県留学生の副会長です。留学生の代表として、観光協会の特派員をやっています。どうぞよろしくお願いいたします。